Nằm trên bán đảo Đông Dương, giáp Việt Nam, Campuchia, Thái Lan, Mianma và Trung Quốc. Tọa độ: 18000 vĩ bắc, 105000 kinh đông
Diện tích: 236.800 km2
Khí hậu: Nhiệt đới gió mùa; mùa mưa (tháng 5 đến tháng 11); mùa khô (tháng 12 đến tháng 4). Nhiệt độ trung bình ở miền Bắc tháng 1: 150C, tháng 7: 280C, ở miền Nam và miền Trung tháng 1: 250C, tháng 7: 300C. Lượng mưa trung bình ở vùng núi 3.500 mm, ở đồng bằng 1.000 - 2.000 mm.
Địa hình: Phần lớn là đồi núi, có một số vùng đồng bằng và cao nguyên. Tài nguyên thiên nhiên: Gỗ, thủy điện, thạch cao, thiếc, vàng, đá quý. Dân số: 6.217.000 người (ước tính năm 2005) Mật độ dân số: 28 người/km2 Các dân tộc: Lào Loum (đồng bằng) (68%), Lào Theung (vùng cao) (22%), Lào Soung (vùng núi) (9%), một số dân tộc khác (1%). Ngôn ngữ chính: Tiếng Lào; tiếng Pháp, Anh và một số thổ ngữ khác cũng được sử dụng. Lịch sử: Vào thế kỷ XIV, vua Phạ Ngừm thống nhất nước Lào, thành vương quốc Lạn Xạng (Triệu Voi). Năm 1893, thực dân Pháp đô hộ Lào. Ngày 12-10-1945, nước Lào độc lập. Đầu năm 1946, Pháp quay lại xâm lược Lào. Tháng 7-1954, Pháp ký hiệp định Giơnevơ công nhận nền độc lập của Lào. Từ năm 1955, Mỹ gây chiến tranh chống lại nhân dân Lào. Ngày 21-2-1973, Hiệp định Viêng Chăn lập lại hòa bình và thực hiện hòa hợp dân tộc ở Lào được ký kết giữa Mặt trận Lào yêu nước và phái hữu Viêng Chăn.
Kinh tế: Tổng quan: Lào là một nước không có biển, với cơ sở hạ tầng còn thô sơ, không có đường sắt, hệ thống đường sá mới hình thành, hệ thống truyền thông còn hạn chế. Điện chủ yếu chỉ có ở khu vực đô thị. Kinh tế nông nghiệp chiếm 1/2 GDP và sử dụng 80% lực lượng lao động. Cây lương thực chủ yếu là lúa nếp. Công nghiệp chủ yếu là khai khoáng và chế biến lâm sản, khai thác thủy điện. Trong những năm gần đây nền kinh tế có nhiều tiến bộ, các mục tiêu cơ bản của kế hoạch 5 năm đều đạt kết quả tốt. Nhịp độ tăng trưởng kinh tế trung bình khoảng 6%/năm thu nhập bình quân đầu người tăng dần. Sản phẩm công nghiệp: Thiếc, thạch cao, gỗ, điện, hàng may mặc. Sản phẩm nông nghiệp: Khoai lang, rau xanh, ngô, cà phê, mía, thuốc lá, bông, chè, lạc, lúa gạo, gia súc, gia cầm. Giáo dục: Miễn phí và bắt buộc trong 8 năm (từ 7 tới 15 tuổi). Mặc dù học miễn phí nhưng ở nông thôn, sau bậc tiểu học thì số người đi học giảm dần. Ở Lào có học viện kỹ thuật và trường Đại học Y khoa, các trường đào tạo giáo viên ở Viêng Chăn.